Các dấu hiệu, nguyên nhân chính dẫn tới ung thư vú và phương pháp giúp giảm thiểu ung thư vú


Các dấu hiệu, nguyên nhân chính dẫn tới ung thư vú và phương pháp giúp giảm thiểu ung thư vú

Ung thư vú là một bệnh lý không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự hiểu biết sâu sắc về bệnh lý này vẫn còn hạn chế, do đó việc cung cấp thông tin đầy đủ và đúng đắn là hết sức cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các dấu hiệu, nguyên nhân chính dẫn tới ung thư vú và phương pháp giúp giảm thiểu khả năng mắc căn bệnh này.

Các dấu hiệu của ung thư vú

Căn bệnh này có khá nhiều dấu hiệu khác nhau vì vậy hãy nắm thật kỹ thông tin để xử lý kịp thời. Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau bạn hãy tới ngay cơ quan y tế uy tín gần nhất để kiểm tra và chẩn đoán. Dưới đây là 6 dấu hiệu được chỉ ra bởi tổ chức Breastcancer.org và CDC (Centers for Disease Control and Prevention - Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh):

1. Đau ngực: Cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng ngực có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Cảm giác này có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai vú; cảm giác đau có thể liên tục hoặc lặp đi lặp lại. 

2. Xuất hiện khối u ở ngực: Khối u ở ngực có thể cứng, mềm hoặc có kích thước khác nhau. Khi phát hiện khối u ở ngực, bạn có thể tìm hiểu cách tự kiểm tra ung thư vú tại nhà hoặc nhờ bác sĩ chuyên môn tư vấn.

3. Sưng toàn bộ hoặc một phần ngực: Nếu bạn không đang trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng ngực của bạn bị sưng hoặc tăng kích thước bất thường thì hãy chú ý. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú cần được kiểm tra ngay.

4. Đau núm vú hoặc núm vú bị xoay vào trong: Khi phát hiện ra dấu hiệu này nghĩa là vú của bạn có sự thay đổi bất thường. 

5. Dịch từ núm vú: Núm vú tiết ra dịch màu trắng, đỏ hoặc trong suốt. Dịch này có thể tiết ra từ một hoặc cả hai núm vú. Dịch từ núm vú là một trong những dấu hiệu gắn liền với ung thư vú. 

6. Khối u ở vùng nách: Tương tự khối u ở ngực, khối u hoặc khối sưng ở vùng nách gần với vú cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Khi phát hiện ra những khối u như vậy, bạn nên đi kiểm tra và theo dõi với bác sĩ để phát hiện bệnh kịp thời. 

Nguyên nhân chính dẫn tới ung thư vú

Cũng theo CDC, có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư vú ở phụ nữ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân ngay bên dưới.

1. Tuổi tác

Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi phụ nữ dưới 40 tuổi (theo American Cancer Society). Nguyên nhân là do sự thay đổi của hoc-mon trong cơ thể khiến khả năng trao đổi, hấp thụ các chất và sự phát triển của tế bào bị ảnh hưởng. 

2. Biến đổi gen

Sự thay đổi/biến đổi gen trong quá trình sinh ra và lớn lên cũng là một yếu tố phải nhắc tới. Phụ nữ mang một số gen đột biến trong quá trình di truyền như BRCA1 hoặc BRCA2 có khả năng mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn phụ nữ khác.

3. Di truyền

Nếu gia đình có người thân như mẹ, chị, con gái hoặc có nhiều thành viên trong gia đình mắc ung thư vú thì khả năng cao con cháu trong nhà sẽ bị di truyền căn bệnh này. 

4. Ảnh hưởng của sử dụng thuốc

Ảnh hưởng bởi việc sử dụng thuốc cũng là một nguyên nhân dẫn tới ung thư vú. Một số nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng phụ nữ mang thai có sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES) – một loại thuốc giúp ngăn ngừa sảy thai - có nguy cơ cao mắc ung thư vú sau này.

5. Ảnh hưởng của sử dụng tia trong điều trị

Ung thư vú cũng có thể xảy ra khi bạn đã từng điều trị bằng phương pháp xạ trị. Khi phụ nữ tiếp xúc với xạ trị ở vùng ngực (ví dụ: điều trị bệnh bạch huyết Hodgkin) trước tuổi 30 thì có nguy cơ cao sẽ mắc ung thư vú.

Phương pháp giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư vú

Để làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ, CDC cũng như Breastcancer.org đưa ra 3 khuyến cáo sức khỏe cho bạn. Đây đều là những khuyến cáo có thể dễ dàng thực hiện!

1. Thường xuyên tầm soát để đánh giá sức khỏe

Đăng ký tầm soát ung thư vú 1 lần / năm để nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân. Việc tầm soát định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra dấu hiệu ung thư vú của bản thân. Theo đánh giá của các chuyên gia Breastcancer.org, phát hiện và điều trị sớm sẽ tăng khả năng phục hồi lên tới 99% so với người điều trị muộn. 

2. Tập thể dục phù hợp

Tuổi càng cao thì hoc-mon trong cơ thể càng thay đổi, sự trao đổi và chuyển hóa chất trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Để giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên vận động, lựa chọn những môn thể thao phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân. 

Việc vận động thường xuyên sẽ giúp cân bằng sự trao đổi trong cơ thể, cũng như giảm các nguy cơ sức khỏe như thừa cân, béo phì – những bệnh nền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú - sau mãn kinh.

3. Ăn uống điều độ và nghỉ ngơi phù hợp

Có một chế độ ăn uống điều độ cũng là điều được các chuyên gia khuyến cáo. Một chế độ ăn tốt cho sức khỏe với đầy đủ đạm, xơ, tinh bột sẽ giúp cơ thể bạn được cân bằng. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp xúc nhiều với bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích hoặc làm việc ca đêm thường xuyên sẽ khiến thay đổi hoc-mon trong cơ thể, dễ gây nguy cơ ung thư vú. 

Fujifilm tự hào là người bạn đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam trong hành trình bảo vệ sức khỏe. Với Giải pháp Chăm sóc sức khỏe phụ nữ INNOMUSE bao gồm các thiết bị chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, nhũ ảnh, Cộng hưởng từ (MRI); giúp chẩn đoán và phát hiện ung thư vú một cách hiệu quả. Tham gia ngay Chiến dịch “Tầm soát chủ động, Tự tin vui sống” để đặt lịch tầm soát cho bạn và gia đình.

Ấn vào đây để tìm hiểu thêm về Thể lệ tham gia chương trình.

Xin lưu ý thông tin này không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ chuyên môn. Luôn tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về các vấn đề y tế cá nhân.

Nguồn: 

https://www.breastcancer.org/signs-symptoms

https://www.cdc.gov/cancer/breast/basic_info/risk_factors.htm

https://www.cdc.gov/cancer/breast/basic_info/risk_factors.htm



TAG:

Bài viết liên quan